Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Làm thẻ căn cước công dân ở đâu? Làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì? Đó là những câu hỏi mà Lazoko đã nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp mọi người đi làm thẻ căn cước nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thẻ căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân là thẻ có chứa thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Thẻ được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ này.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Khi nào phải đổi thẻ căn cước công dân?

Nếu như chứng minh nhân dân có giá trị 15 năm thì thẻ căn cước không quy định thời hạn. Nhưng công dân sẽ phải đổi thẻ khi đủ: 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. 

Trình tự, thủ tục khi đi làm thẻ căn cước công dân

  • Khi đi làm thẻ căn cước công dân bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
  • Sổ hộ khẩu bản chính.
  • Tờ khai căn cước công dân.
  • Giấy xác nhận thông tin cá nhân. (Người dưới 15 tuổi và người còn Chứng minh nhân dân cũ rõ nét không cần khai tờ này. Tờ khai này dành cho những người mất CMND. Khi khai xong phải mang ra phường xác nhận)
Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận lại CMND cũ và chờ ngày nhận thẻ căn cước công dân.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Trên đây là 2 mẫu tờ khai khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân. Tờ khai căn cước công dân là bắt buộc mọi người đều phải khai. Còn tờ giấy xác nhận thông tin dành cho những người bị mất giấy CMND cũ hoặc đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị mất.

Hướng dẫn khai tờ khai căn cước công dân.

  • Mục 1-2 Viết chữ hoa, có dấu.
  • Mục 3-9 khai theo thông tin trong sổ hộ khẩu.
  • Mục 10 nếu biết thì khai, còn không thì bỏ trống.
  • Mục 11-12 khai cả xã, huyện, tỉnh (hay thành phố). Khai theo tên mới nhất. Ví dụ ngày xưa tỉnh Sông Bé tách ra thì phải khai là Bình Dương hoặc Bình Phước. Chứ không được khai là Sông Bé.
  • Mục 13-14 khai theo thông tin trong sổ Hộ khẩu.
  • Mục 17-21 khai đầy đủ họ tên. Số CMND hoặc CCCD nếu có thì ghi, không thì thôi.
  • Mục 22 nếu bạn tự đến nhận thẻ căn cước công dân mới thì ghi không. Cái này bạn nên tự đi lấy thì hay hơn, khỏi chuyển qua bưu điện mất công, tốn tiền cước phí.
  • Mục 24 ghi là có nhé. Vì chắc chắn sau này bạn sẽ cần đến tờ giấy này. Nhất là bên ngân hàng, họ sẽ đòi tờ giấy này nếu bạn đi đề nghị thay đổi thông tin số CMND. 

Xem thêm: Chọn mua máy tính xách tay hãng nào tốt nhất?

Giấy xác nhận thông tin cá nhân

Giấy có dán ảnh 3x4. Sau khi khai đầy đủ mang lên phường kí và đóng dấu.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Sau khi khai đầy đủ hồ sơ giấy tờ, mang lên quận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp. Một số nơi sẽ yêu cầu lấy số thứ tự.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Lệ phí cấp thẻ căn cước công dân

  • Cấp lần đầu năm 14 tuổi: Miễn phí.
  • Cấp vào những năm: 25 ,40 , 60 tuổi: Miễn phí.
  • Chuyển từ CMND cũ 9 hoặc 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30 nghìn.
  • Cấp lại do thẻ Căn cước công dân bị hư hỏng, hoặc sai sót thông tin: 50 nghìn. ( Nếu lỗi sai sót do cán bộ thì miễn phí, họ sẽ căn cứ vào tờ khai để xác định bạn khai sai hay cán bộ in sai)
  • Đã được cấp thẻ căn cước công dân nhưng bị mất, giờ cấp lại: 70 nghìn.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Sau khi lấy dấu vân tay, chụp hình. Bạn sẽ được đưa cho tờ giấy này để kiểm tra thông tin đã đúng chưa và ký xác nhận. Nếu thấy sai phải yêu cầu chỉnh sửa ngay. Nên đọc và kiểm tra kĩ lại, nhiều khi cán bộ gõ máy tính đánh sai.

Đi làm thẻ căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

Và cuối cùng bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày đến lấy thẻ Căn cước công dân.

Những lưu ý khi làm thẻ căn cước công dân

  • Nên mặc trang phục gọn gàng lịch sự, nhất là nữ. Không trang điểm quá đậm. Nên đến sớm vào đầu giờ sáng sẽ nhanh hơn, vì lúc đó còn ít người.
  • Không được mặc trang phục chuyên ngành để chụp ảnh. Trang phục chuyên ngành như trang phục Công an, bộ đội, viện kiểm sát...
  • Được mặc trang phục dân tộc, hoặc tôn giáo. Nếu trang phục có khăn đội đầu thì được giữ khăn đó, nhưng phải đảm bảo rõ mặt.
  • Không được đeo mắt kính. 
Hoàng Long

Cảm ơn bạn đã ghé vào đây. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào phần comment bên dưới.

Đăng nhận xét

Bình luận bằng tiếng Việt không có dấu hoặc nội dung không phù hợp sẽ bị xoá*

Mới hơn Cũ hơn